Ads

Tuesday, November 11, 2014

Cách tăng Organic Reach cho Fanpage

By With No comments:
Thời gian gần đây, nhiều người quản lý fanpage đã rất đau đầu khi nhìn thấy lượng reach post trên fanpage của mình bị giảm đáng kể. Đó là một tin xấu, tuy nhiên tin tốt là bài viết này sẽ giúp các bạn vượt qua nỗi sợ hãi đó.

Dĩ nhiên, mình sẽ hướng đến những tương tác phù hợp và có lợi với nội dung trên fanpage của mình, có thể là các tương tác cụ thể (shares, link clicks, converstions,…), và bạn đủ thông minh để biết tương tác nào là tốt nhất với nội dung fanpage của bạn. Vì vậy, ở bài viết này chúng ta sẽ coi mục tiêu chung là các chỉ số Orgacnic Reach, còn tính toán chuyển đổi nào cho hiệu quả là tùy ở bạn.

Dưới đây là 6 bước bạn có thể làm để tăng Organic Reach (hoặc thậm chí Fan Reach, hãy một cái gì đó khác) ..

1. BIẾT KHI NÀO NGƯỜI DÙNG ONLINE
Nếu bạn định đăng bài lên page, hãy đăng khi có nhiều người dùng của bạn online nhất, nhất là khi nguồn nội dung của bạn đăng không có nhiều trong một ngày.

Và điều này có vẻ rất dễ hiểu, tuy nhiên khi đăng bài không đúng thời điểm có thể bạn đang làm giảm lượng tiếp cận mà không hề hay biết. May mắn là Facebook sẽ giúp bạn khắc phục điều này bằng công cụ Facebook Insights.

Qua nhiều phiên bản của Insights (cho biết dữ liệu về trang của bạn), Facebook đã giới thiệu một biểu đồ rất hữu dụng mang tênWhen your Fans Are Online (Khi nào Fan của bạn online) có khả năng thông kê khoảng thời gian có nhiều người Online nhất và khoảng thời gian ít người Online nhất trên fanpage của bạn.


Biểu đồ này nằm trong phần Posts (Bài viết). 

Điều thú vị về biểu đồ này là nó cho biết người dùng của bạn trực tuyến vào lúc nào trong 24 giờ một ngày và 7 ngày trong một tuần.

Đối với mình thì thời điểm thích hợp nhất để đăng bài là từ 8 giờ sáng đến 10 giờ sáng (giờ địa phương). Vì thế khi đăng nhiều bài một ngày, mình cố gắng đăng bài quan trọng nhất của ngày, đó là bài blog mới nhất trong khoảng từ 8 đến 10 giờ sáng.

Hãy biết khi nào người dùng của bạn online nhiều nhất, để có thể tiếp cận với nhiều người nhất, với nội dung quan trọng nhất!

2. ĐĂNG BÀI THƯỜNG XUYÊN
Đã có nhiều quan điểm về vấn đề đăng bài thường xuyên. Mọi người cho rằng bạn nên hạn chế đăng bài để tránh làm phiền người dùng của bạn. Một số thì khuyên một ngày đăng một bài hay một tuần chỉ đăng ít thôi.

 ​
Và bạn hiểu mình nói gì không?

Mỗi ngày có xấp xỉ một nửa số người dùng của bạn online trên Facebook và online trung bình từ 30 đến 60 phút.

Nếu bạn không đăng bài thì rõ ràng là không thể tiếp cận được với ai cả. Nếu bạn đăng bài một lần, bạn chỉ có thể kỳ vọng vào số lượt tiếp cận của những người online trong 1 đến 2 giờ mà thôi.

Để cải thiện số lượt tiếp cận người dùng khi họ online, một ngày bạn cần đăng nhiều lần. Đăng bao nhiêu bài còn tùy thuộc vào nội dung mà bạn đăng, cũng như thị hiếu Fan của bạn.

Trong cùng một ngày bạn không nên đăng lại một nội dung giống nhau. Đừng đăng bài để cho có. Nếu chất lượng bài đăng giảm, người dùng sẽ không quan tâm đến trang của bạn nữa đâu.

Nếu bạn có thể duy trì được những bài đăng có chất lượng cao thì đừng ngại đăng bài nhé… nếu bạn muốn thì đăng càng thường xuyên càng tốt. Tuy nhiên, mình khuyên bạn nên đặt khoảng thời gian giữa các bài đăng là 1 giờ.

Cá nhân mình cứ cách khoảng 4 giờ là mình phải đăng một bài, một ngày từ 4 đến 5 lần đăng. Thậm chí mình còn đặt lịch đăng vào nửa đêm khi mình đang ngủ nữa. (xem tiếp bước 3).

Đây là vài số liệu thống kê về lý do bạn nên đăng bài một cách thường xuyên:

Nếu hôm nay bạn không đăng bài thì số 0 là số lượt tiếp cận mà bạn sẽ nhận được. Tuy nhiên, do may mắn bạn vẫn có thể tiếp cận được nhờ những bài đã đăng trước đó nhưng sẽ rất hạn chế.

Nếu bạn đăng bài một lần, bạn sẽ tiếp cận được càng nhiều người nhìn thấy bài đăng này. Hăn là thế phải không?

Tuy nhiên nếu bạn đăng bài 10 lần trong một ngày thì bạn sẽ tiếp cận được bao nhiêu người? Bạn sẽ tiếp cận vẫn là những người đó nhưng chỉ là một số thôi. Nhưng nhìn chung, số người bạn tiếp cận sẽ tăng vọt.

Ví dụ, ngày 14 tháng 11, mình đã đăng 5 bài:
  • 8h15 (2.385 organic reach)
  • 12h30 (2.143)
  • 16:50 (3.006)
  • 20:50 (5.742)
  • 23:25 (2.334)
Đây là điều mà mình đã cố gắng thực hiện về tần suất đăng bài và phân bổ bài đăng trong một ngày. Nó không phải lúc nào cũng khả thi.

Đối với một trang mà có khoảng 25.000 fan thì lượt tiếp cận mà mình có được không gây ngạc nhiên lắm. Tuy nhiên mấu chốt của vấn đề là mình đã đăng vào 5 thời điểm khác nhau, cách nhau khoagr 3-4 giờ và kết quả là đã tiếp cận được với nhiều đối tượng khác nhau chỉ trong 1 ngày.

Tổng lượt Organic Reach vào ngày 14/11: 6.709.

Hãy tưởng tượng nếu mình đăng bài vào lúc 12h30 cùng ngày thì mình chỉ tiếp cận được 8,6% tổng lượng người dùng (nhớ rằng số lượt tiếp cận tự nhiên bao gồm cả những người chưa là fan hâm mộ của bạn). Rất tệ phải không?

Tuy nhiên vì vào ngày đó mình đăng bài 5 lần nên cuối cùng mình đã tiếp cận hữu cơ được với 6.709 người, bằng 26.8% tổng số fan của page. Đây chính là con số cuối cùng mà các thương hiệu có thể đạt được.

Bạn có muốn tiếp cận với nhiều người hơn không? Thế thì một ngày bạn phải có cơ số lần đăng bài với thời gian giữa các bài đăng một cách có chiến lược!

3. CHIA SẺ LẠI NỘI DUNG CŨ
Một ngày mình có thể đăng bài nhiều bài bằng cách lên lịch đăng nội dụng cũ. Đây là bài đăng mà mình chưa đăng vào ban đêm khi đang ngủ.

 ​

Cứ vài tháng là mình sẽ cập nhật danh sách nội dung cũ còn hot và còn có giá trị, tiếp đó tạo một bảng tính excel để lưu nội dung các bài viết với một số cập nhật mới trên bài viết đó, và cho xuất bản lên Facebook. Mình chọn thời điểm khác nhau mỗi đêm 22:00-02:00, chênh nhau 10 phút cũng được, không nhất thiết phải chuẩn chỉnh 00.

Khi có hẳn 50-70 bài viết cần phải sắp xếp lịch đăng thì công cụ hẹn giờ đăng bài hàng loạt trở nên cực kỳ có ích. Bạn có thể sử dụng PostPlanner, nó sẽ giúp bạn.

Mình cũng đăng bài muộn vào ban đêm để có thể tiếp cận với đối tượng mới. Lần đầu tiên mình chia sẻ bài đăng này là khoảng từ 8h sáng đến 10h sáng. Điều này không chỉ giúp lượng organic reach tăng lên mà còn có thể tiếp cận với những đối tượng khác vẫn còn thức ở múi giờ khác.

Mình thấy cực kỳ hiệu quả trong việc phục hồi nội dung đã đăng trước đó. Nếu tiếp tục duy trì việc chia sẻ này vào ban đêm, mình sẽ nhận được vài trăm cú nhấp chuột vào liên kết đó.

Bạn có muốn tiếp cận với nhiều người hơn không? Hãy sắp xếp lịch đăng nhưng nội dung cũ vào lúc bạn đang ngủ để tiếp cận những đối tượng khác!

4. NỘI DUNG HẤP DẪN HƠN
Khi quan sát New Feeds (Bảng tin), mình đã thấy 106 posts của 38 pages khác nhau. Không rõ là mình đã thấy bao nhiêu bài đăng nhưng có thể chắc chắn rằng 38 pages này cung cấp một số nội dung mình thích.

Facebook biết rõ điều này. Facebook biết mình đang tương tác với fan page khi mình ấn “like”, bình luận, chia sẻ, nhấp chuột vào liên kết, vào ảnh hay nhấp chuột để xem bình luận của mọi người.

Vì mình rất ít khi bình luận, like hay chia sẻ nên những lượt nhấp chuột vô hình này này trở nên quan trọng. Facebook lần theo những cú nhấp chuột này và vẫn có khả năng hiển thị những nội dung mình quan tâm trên Bảng tin.

Facebook không phải là biển quảng cáo mà là mạng xã hội và do đó Facebook khuyến khích hoạt động mang tính xã hội. Nếu như bạn không tương tác với một người hay một page nào đó thì khả năng là họ sẽ không chia sẻ với bạn đâu.

Và nếu bạn là người quản lý fanpage, bạn hãy có những thông điệp, nội dung thúc đẩy hành động đi, đừng chỉ là: “ấn like nếu…”, “comment nếu…” hoặc “share nếu…”, nó cùi bắp lắm, và chả ai click vào đâu. Hãy mang lại giá trị cho Fan của bạn.

Bạn có muốn tiếp cận với nhiều người nữa không? Hãy tạo ra nội dung mà mọi người thực sự muốn thấy và tương tác và những nội dung đó phải có ích với Fan của bạn, chứ không phải là chỉ với bạn!

5. NGHIÊN CỨU STORY BUMPING
Nghe có vẻ hơi có chút thủ thuật một tí. Nhưng Story Bumping có thể rất hữu ích khi nó tiếp cận tới nhiều người hơn.

Mình không chắc chắn những điều mình nói ở đây là gì? Là EdgeRank – nó đã được công bố lại vào tháng 8 như là cách để làm nội dung cũ nổi lên và sẽ nhận được nhiều sự tham gia hơn.

Mình đã nhìn thấy cái này rất nhiều từ bạn bè của mình trong những ngày gần đây. Họ bình luận một bức ảnh cũ, hay một bài viết cũ (một vài cái thực sự rất cũ) và nó xuất hiện ở trên cùng News Feed của mình.

Thật không biết chính xác điều này khi nào sẽ xảy ra. Nhưng có khả năng bạn sẽ cần phải trở thành một người dùng và bình luận vào bài viết trên fanpage mà bạn cần Bumping. Không phải lúc nào quá trình Story Bumping cũng diễn ra, nhưng sẽ hoàn toàn có ích cho bạn nếu chính bạn tạo ra nội dung để mà mọi người khác sẽ nhận xét về nó.

Bạn cần phải comment!

Thêm vào đó, Story Bumping là một thuật toán được kết nối chặt chẽ với một yếu tố được gọi là Last Actor. Do đó, facebook sẽ ưu tiên 50 tương tác cuối cùng với bạn, bất kể người nào hoặc page.

Tóm lại, đây là một lý do chính đáng không những tạo ra nội dung hấp dẫn cao mà còn dùng để hiển thị trên Newsfeed bạn bè thường xuyên.

Bạn có muốn tiếp cận với nhiều người hơn không? Hãy là một người dùng và bình luận vào nội dung đó, luôn là người cuối cùng.

6. XÂY DỰNG FAN CHẤT LƯỢNG
Bạn có muốn lượt tiếp cận tăng vọt không? Mua Fan đi. Hoặc là kiếm thêm fan bằng quảng cáo. Hoặc là tổ chức các cuộc thi rồi trao phần thưởng chẳng liên quan tí nào đến thương hiệu của bạn.

Đó là cách giết chết Fanpage của bạn nhanh nhất!

Trước tiên, hãy tạo ra lượng fan tự nhiên theo 5 bước trên. Nếu bạn thường xuyên có nhiều nội dung chất lượng cao, những nội dung này sẽ đến với những người không phải là fan của bạn. Và do đó, bạn sẽ ngập chìm trong Like.

Thứ hai, bạn cần chú ý đến mục tiêu quảng cáo. Hãy tập trung vào những quốc gia mà bạn quảng cáo tại đó thay vì giả rẻ nhất và tránh những vùng mà bạn chỉ thấy spam vào bài đăng của bạn.

Có thể điều này sẽ tốn kém hơn nhưng cũng đáng đấy chứ.

Sử dụng mục Custom Audiences (Đối tượng tùy chọn) để nhắm đến những người chưa là fan của bạn trong danh sách email. Hãy biến họ thành fan!

Sử dụng Graph Search và Lookalike Audiences (Đối tượng tương tự) để tìm kiếm những những người tương tự như trong danh sách email của bạn. Đây là những người thích những trang và sở thích cụ thể phù hợp với đoạn thị trường mà bạn đang hướng đến.



Đây là cách để xây dựng đối tượng đúng đắn. Nếu sử dụng cách này, bạn sẽ dễ dàng có được những người dùng của bạn thực sự muốn theo đõi những nội dung được đăng lên trang của bạn.

Bạn có muốn tiếp cận với nhiều người hơn không? Hãy xây dựng đối tượng thích hợp trong tập đối tượng mục tiêu – là những người thực sự muốn xem nội dung của bạn!

Monday, November 10, 2014

Content đâu mới là Vua? và thực sự ai là Vua 2015?

By With No comments:
Có rất nhiều bài báo đã được viết về tiếp thị nội dung trong những năm qua ở khắp forum từ đồng sang tây, một vấn đề luôn được cho là đau đầu với các nhà biên tập nội dung nhất là những seoer phải gánh vách luôn trọng trách này .Bởi xu thế của các seoer và các nhà tiếp thị đều quan niệm rằng "Nội dung là vua" và nó luôn được xem là như thế, vì vậy tôi muốn thảo luận với các bạn về một số vấn đề về nhữngyếu tố tiếp thị nội dung và sự tác động của nó với thuật toán của google.


Do tốc độ phát triển của các thuật toán của google ngày càng nhanh chóng, nơi mà họ đã chú trọng đánh vào chất lượng nội dung của các trang web bằng cách phát triển các bộ lọc thuật toán của mình như Panda, nhiều trang web đã post một lượng lớn nội dung văn bản trên các lĩnh vực của họ. Rất nhiều trang web vẫn đang nhắm mục tiêu truy vấn cụ thể với các trang độc đáo thay vì nhắm mục tiêu một nhóm người cụ thể. Trong các bản cập nhật thuật toán mới nhất của Google, trong đó có Panda thì một số vấn đề bắt đầu xảy ra. Từ góc nhìn về quan điểm kỹ thuật, tôi cho rằng nội dung nhiều hơn không phải luôn luôn tích cực ảnh hưởng đến kết quả tìm kiếm tự nhiên.

Vấn đề nội dung

Một vấn đề đang xảy ra khá phổ biến về một thực tế đang tồn tại rằng các trang web có nội dung cụ thể bị chồng chéo. Công cụ Google Webmaster Tool cung cấp cho ta có một cái nhìn tổng quan và thuận tiện về các URL mà Google được hiển thị trong kết quả các trang cho các truy vấn cụ thể. Thực tế là chúng ta có thể thấy nhiều URL hiển thị cho cùng một truy vấn, có thể có nhiều lý do: cá nhân và tìm kiếm địa phương, suggest, tác động của liên kết anchor v.v.. Trong hầu hết các trường hợp đó nếu có nhiều hơn 80% hiển thị được cho là do một URL duy nhất thì nó không phải là vấn đề gì lớn lao lắm. Vấn đề ở đây là trường hợp nếu như Google cho thấy 2, 3 hoặc thậm chí là 4 URL cho cùng một truy vấn và nó cho rằng tất cả các trang đó có liên quan cho cùng một truy vấn.

Bạn có thể vào mastertool kiểm tra vấn đề này trong website của bạn. Có một chút trở ngại là WMT được xây dựng với JavaScript do đó bạn phải cần một màn hình lớn để có thể xem đầy đủ hơn, hoặc bạn có thể dùng đến các tool khác để kiểm tra nó. Tuy nhiên dù sao thì WMT vẩn là tool chính thống của google vì nó là một phản ứng đánh giá, nhìn nhận và là thông tin liên lạc về tình trạng sức khỏe của website bạn tốt hơn bất cứ thứ tool vớ va vớ vẩn nào khác, vì vậy bạn có thể làm theo cách này.



Truy cập vào WMT > truy vấn tìm kiếm > trang hàng đầu.

Bạn sẽ thấy bảng thống kê các đường link (Url) được truy vấn hàng đầu của website bạn. Click vào một trong những đường link đó bạn sẽ thấy tất cả các từ khóa mà người dùng truy vấn cho nó

Ví dụ: Đường link A www.mattcotts.com/thiet-ke-web.htm có các từ khóa truy vấn là: :
thiết kế web
thiết kế web mattcotts
Cty thiết kế web
....

Đường link B www.mattcotts.com/thiet-ke-web-gia-re-beo-hcm.htm có các từ khóa truy vấn là:

thiết kế web
thiết kế web giá rẻ
thiết kế web giá bèo
thiết kế web hcm


Để kiểm tra toàn bộ bảng thống kê này này được dễ dàng và chi tiết hơn bạn có thể nhấn vào ''tải xuống bảng này'' mở nó ra trong Excel bạn chỉ việc thêm 1 cột cho các từ khóa được truy vấn của các Url.

Xanh: Và đây mới là vấn đề mà bài viết này tôi nói đến. Đó là cách mở rông từ khóa chủ đề phổ biến nhất hiện nay của giới seoer đang làm để tìm kiếm lượng visit. Và câu hỏi được đặt ra là nội dung của nó có đúng kỷ thuật theo tình hình hiện nay của google 2015 hay không? đặc biệt là Panda & Hummingbird. Khi mà lượng truy vấn từ một từ khóa có 1234 đường link.

Hiện tượng chồng chéo nội dụng là cái gì?

Tận dụng lợi thế của mình là nắm domain key và money để vừa seo kết hợp với tạo thương hiệu. BĐS đã mở tất các chủ đề nôi dụng nào liên quan đến lĩnh vực của nó đến nổi Cotts tôi đây phải khiếp sợ ( nhưng không nể :D) với cách bày binh bố trận bao vây từ khóa của nó. Bạn có thể tưởng tượng rằng bạn gõ bất cứ từ khóa nào liên quan đến bất động sản như ''bat dong san ha noi, bat san ho chi minh....> 63 tỉnh thành'' hay đại khái là những từ khóa vu vơ như ''bat dong san o tren troi'' bat dong san o tren nui'' '' bat dong san duoi bien'' '' bat dong san trong hang'' '' bat dong san la thang bom'' '' bat dong san la phu ong'' '' bat dong san la con ga'' ôi thôi tuốt tuồn tuộc cái gì cũng ra nó. Nhưng !!!..............khi gõ '' bat dong san la gi'' thì đây bạn sẽ xem cách google hiển thị


 

Nó đứng vị trí thứ 6. Ở đây tôi xin lưu ý đến quý vị rằng đây là một từ khóa tự nhiên, bài viết cũng tự nhiên không có một thứ tác động nào gọi là seo từ các bài viết của những thằng đứng trên nó. Nếu đem các yếu tố khác như trust, traffic, baclink, domain, v.v.. của mấy thằng kia ra so kèo với nó thì lại không có của với nó. Vậy tại sao nó lại đứng thứ 6? dù cho nó cũng cố tạo ra chủ đề này này bằng cách tự hỏi tự trả lời để kiếm lượng view từ khóa này từ google, nhưng tại sao nó lại như thế trong khi từ khóa vớ va vớ vẩn khác không có bài viết nó cũng lên, mà từ khóa này nó có chủ đề hẳn hoi sao nó lại không lên? Chính là nội dung của nó bị chồng chéo quá nhiều khiến nó bị mất luôn khái niệm từ khóa này cũng là tên domain của nó trước google. Và suy ra thằng này thật sự lên top bằng domain, bằng baclink, bằng visit, bằng thương hiệu chứ nội dung của nó có vấn đề rồi

Tối ưu hoá quảng cáo Facebook hiệu quả

By With No comments:
Ngày 4 tháng 3 vừa qua Facebook đã chính thức công bố thay đổi cấu trúc quảng cáo, từ cấu trúc 2 tầng sang cấu trúc 3 tầng với mục đích giúp các nhà quảng cáo trên Facebook quản lý, thống kê và tối ưu hóa dễ dàng hơn. Tuy nhiên, vài tuần gần đây một số tài khoản quảng cáo tại Việt Nam đã được cập nhật cấu trúc quảng cáo mới, vẫn là 3 tầng nhưng có nhiều điều thay đổi so với trước đây, điều này đồng nghĩa với việc muốn tối ưu hóa quảng cáo tốt chúng ta cũng cần thay đổi tư duy và phương thức thực hiện, hôm nay tôi sẽ giới thiệu một phương thức tư duy tạo quảng cáo căn bản mà tôi thường áp dụng.

Đầu tiên trước khi giới thiệu về các cập nhật mới, tôi xin nói lại cấu trúc hiện tại của quảng cáo Facebook để mọi người dễ hình dung.


Cấu trúc quảng cáo cũ

Phân tích cấu trúc quảng cáo của Facebook (cũ)

Với cấu trúc cũ Campaign là tầng cao nhất, tại đây Facebook cho phép chúng ta lựa chọn mục tiêu của chiến dịch như get more fans, click to web, engagement, app installs….Toàn bộ Ad set và Ad bên trong chiến dịch đều phục vụ cho mục tiêu ban đầu khi ta chọn ở phần Campaign.

Ad set (nhóm quảng cáo) giúp chúng ta phân loại các nhóm quảng cáo riêng biệt, mỗi ad set có thể có tùy chỉnh ngân sách, thời gian chạy riêng biệt.

Ad (quảng cáo) là từng mẫu quảng cáo nhỏ, trong 1 ad set có thể có nhiều ad, mỗi ad có thể tùy chỉnh tiếp cận các nhóm khách hàng khác nhau, hình thức đấu giá khác nhau.

Point to remember: Các nhóm quảng cáo khác nhau nằm trong cùng một chiến dịch không bị ảnh hưởng hay tác động tới hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên, các quảng nằm trong một nhóm quảng cáo lại khác, từng quảng cáo trong nhóm quảng cáo sẽ tác động gây ảnh hưởng với nhau. 

Tôi sẽ lấy một ví dụ dưới đây để mọi người dễ dàng hiểu rõ hơn.

 ​

Ví dụ 1: Chiến dịch mang tên “Big sales tháng 11″, mục tiêu (objective) của chiến dịch này là tăng người tham gia vào bài viết (post engagement). Trong chiến dịch này có hai nhóm quảng cáo “Áo khoác nam” và “Đầm ren nữ”, mỗi nhóm quảng cáo có ngân sách khác nhau và hiệu quả hoạt động của chúng không hề ảnh hưởng với nhau. Trong nhóm quảng cáo “Áo khoác nam” ta có 3 quảng cáo.

- Ad 1: Audiences = tiếp cận tới những người là fan của fanpage của mình

- Ad 2: Audiences = những người đã truy cập website của mình và xem danh mục sản phẩm“Áo khoác nam”

- Ad 3: Audiences = L00kalike fan (những đối tượng tương tự đã like fanpage)

Trong 3 quảng trên, tôi đã chọn mỗi quảng cáo tiếp cận một đối tượng khách hàng khác nhau, đều có chung một hình thức đấu giá là oCPM. Tại sao tôi nói trong Ad set các quảng cáo tác động ảnh hưởng lẫn nhau?

Thuật toán của Facebook sẽ dựa trên đánh giá hiệu quả của từng quảng cáo trong một Ad set để ưu tiên chạy mạnh nhất. Hiệu quả đó phụ thuộc vào content, audiences và bid (phương thức đấu giá). Giả sử như trong Ad set trên, Facebook xác định quảng cáo 1 chạy tốt nhất, thì hệ thống của Facebook sẽ tự động ưu tiên quảng cáo số 1 này chạy mạnh nhất, và bạn có thể thấy kết quả (result) của quảng cáo số 1 lớn hơn nhiều so với hai mẫu quảng cáo còn lại.

Đợt cập nhật vừa rồi Facebook đã thay đổi gì?

Như tôi đã giải thích cách thức hoạt động thuật toán của Facebook để giúp tối ưu hóa quảng cáo trong một ad set, tuy nhiên nó lại có một nhược điểm mà ít người để ý tới. Giả sử một tiệm bán đồng hồ cao cấp, trung bình giá của một sản phẩm 550$, tổ chức chương trình giảm giá để đẩy doanh số nhân dịp dáp tết. Marketer của tiệm đồng hồ này chia nhỏ các ad trong ad set, mỗi ad tiếp cận các nhóm đối tượng khác nhau, cụ thể là:

Ad 1: Ages (15- 18t), Ad 2: Ages (19-24t), Ad 3: Ages (25 – 40t). Sử dụng hình ảnh đẹp, nội dung hấp dẫn, lượng tham gia vào bài viết giá thấp thấp nhưng lại không ra được doanh số. Nhìn lại quảng cáo thì chỉ thấy quảng cáo Ad 1, Ad 2 chạy mạnh, còn nhóm 3 thì chạy rất ít hoặc gần như không chạy.

Để giải thích điều này, tôi mặc định là độ tuổi thấp có lượng người dùng lớn và hành vi bấm like và comment dễ dàng hơn so với người có độ tuổi cao. Vì thế, giá CPM của quảng cáo ad 1 và ad 2 thấp, tỉ lệ CTR cao, hệ thống của Facebook phân tích dựa vào cách con số đó nên đã ưu tiên chạy quảng cáo ad 1 và ad 2. Mặc nhiên quảng cáo ad 3 giá CPM cao nên Facebook hạn chế chạy. Nhưng đối tượng tại nhóm quảng cáo 1 và 2 lại không có khả năng mua hàng, hoặc có nhưng ít vì đó không phải là nhóm đối tượng mục tiêu của tiệm bán đồng hồ này.

Để cải thiện hiệu quả quảng cáo Facebook đã thay thay đổi cơ chế tại tầng 2 (ad set) và tầng 3 (ad). Cụ thể là bây giờ phần chọn đối tượng tiếp cận (audiences), vị trí hiển thị quảng cáo (ad placement) và phương thức đấu giá (optimization và pricing) đã được chuyển sang tầng 2 (ad set).

Bat mi tu duy toi uu hoa quang cao facebook hieu qua 3
Bat mi tu duy toi uu hoa quang cao facebook hieu qua 4 ​

Cập nhật này marketers được lợi gì?

Với cấu trúc quảng cáo, mỗi nhóm quảng cáo (ad set) ta chỉ có thể chọn tiếp cận tới một nhóm đối tượng duy nhất, vị trí hiển thị quảng cáo, phương thức đấu giá. Marketers có thể chia thành nhiều ad set, mỗi ad set tiếp cận tới một nhóm khách hàng nhất định, một phương thức đấu giá cũng như vị trị hiển hiện quảng cáo khác nhau. Từ đó dựa vào kết quả sau vài ngày chạy để đúc kết ra ad set nào chạy hiệu quả, đem lại đúng mục tiêu mình mong đợi.

 ​

Mọi người có thể nhìn vào hình phía trên đây, tôi chia nhỏ ad set theo nhóm đối tượng, vị trí hiển thị và phương thức đấu giá để đánh giá được hiệu quả ad set nào chạy tốt nhất. 

Những thay đổi tại phần đấu giá

Bat mi tu duy toi uu hoa quang cao facebook hieu qua 6 
Lần cập nhật này, Facebook cho phép chúng ta đấu giá theo lượt tham gia vào bài viết (engegament). Với lần người dùng tương tác với với nội dung của mình thì mình mới mất tiền, giá tiền đó bằng hoặc nhỏ hơn giá thầu mình đã đấu giá.

Kết luận

Để tối ưu hóa quảng cáo có rất nhiều phương pháp, những yếu tố chính ảnh hưởng tới hiệu quả quảng cáo là content, audiences, objective, bidding, ads placement.

Nếu bạn không mạnh về kỹ thuật quảng cáo, bạn hay đầu tư thật nghiệm túc và kỹ lưỡng vào làm nội dung và chọn đối tượng khách hàng, theo kinh nghiệm cá nhân của tôi đây là 2 yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả quảng cáo của bạn.

Monday, November 3, 2014

Thứ hạng vẫn là một vấn đề trong tìm kiếm an toàn

By With No comments:
Trước đây, khi đánh giá sự thành công của SEO chúng ta có thể dựa vào thứ hạng nhưng bây giờ điều đó đã không còn đúng.

Panda, Penguin, Hummingbird, Knowledge Graph, Google Carousel và gần đây nhất là tìm kiếm an toàn, điều này có nghĩa là con đường để đạt được thứ hạng không phải là một con đường thẳng dành cho SEO nữa.

Mùa thu năm ngoái, Google đã thay đổi tất cả mọi thứ với việc loại bỏ dữ liệu từ khóa và đầu năm nay các công cụ tìm kiếm khác cũng làm theo. Hai thước đo để đánh giá sự thành công của SEO trước đây là: lưu lượng truy cập dữ liệu từ khóa và thứ hạng thì bây giờ rất khó để đánh giá. Điều này đòi hỏi một cách tiếp cận mới và nó được phác thảo trong Tìm kiếm an toàn.

Để tìm hiểu điều gì sẽ xảy ra trong tâm trí của các nhà tiếp thị tìm kiếm, chúng tôi đã tiến hành một cuộc khảo sát với 20.000 chuyên gia SEO với 8.400 thương hiệu.
 ​
Tập trung vào phương pháp tiếp cận trang hoặc căn cứ nội dung vào SEO

100% các chuyên gia SEO cho rằng dựa vào phương pháp tiếp cận trang hoặc căn cứ nội dung vào SEO và 85% cho rằng nó sẽ quan trọng hơn hoặc hơn nhiều trong năm 2014.

Cụ thể về phương pháp tiếp cận trang dựa trên SEO có quan trọng đối với các nhà tiếp thị trong năm 2014?

- 84% nói rằng sự hiểu biết ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của trang hay nội dung liên quan đến lượng truy cập thực tế, chuyển đổi và doanh thu sẽ quan trọng hơn. Thành công SEO vượt xa khả năng truy cập - nó ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng.

- 78% nói rằng sự hiểu biết nội dung ở cấp độ trang cũng như ở cấp độ nhóm trang sẽ quan trọng hơn nhiều. Người tiếp thị thông minh là người biết sắp xếp nhóm trang hoặc nội dung của họ để có một biện pháp tác động thực sự đến hoạt động kinh doanh.

- 67% nói rằng hiểu biết nội dung thông qua công cụ tìm kiếm khu vực địa lý và các thiết bị sẽ là quan trọng hơn đối với họ trong năm 2014.

- Thực tế là 49% các nhà tiếp thị được khảo sát cho rằng việc đánh giá tác động của từ khóa bằng cách quy đổi sang doanh thu, chuyển đổi và lưu lượng truy cập cho thấy các chuyên gia SEO đang ngày càng áp dụng các phương pháp tiếp cận dựa trên trang và tránh xa việc tập trung vào từ khóa.

slide ​
Vấn đề cơ bản về SEO và xếp hạng

Với số lượng ngày càng gia tăng về các biến số xếp hạng, các nhà tiếp thị suy nghĩ gì về xếp hạng?

- 71% nói rằng sự hiểu biết về mối tương quan giữa chia sẻ xã hội và xếp hạng sẽ nhiều hơn hoặc quan trọng hơn nhiều trong năm 2014 và là nơi để SEO vào cuộc. Các chuyên gia SEO ngày càng thu hẹp khoảng cách giữa các bộ phận để điều hành công việc kinh doanh thành công.

- 57% nói rằng việc đo lường xếp hạng trên Universal Search như video, hình ảnh, site links sẽ nhiều hơn hoặc quan trọng hơn nhiều trong năm 2014. Khi Google mở rộng các tùy chọn kết quả và các vấn đề được cập nhật liên tục vào Knowledge Graph, các chuyên gia SEO cần phải cảnh giác hơn bao giờ hết về những thay đổi này bởi nó có thể ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của họ.

- Phần lớn các chuyên gia SEO hài lòng với những nỗ lực của họ ở cấp truy cập dữ liệu chính xác và nhận biết những bất thường và giải thích nguyên nhân sâu xa của sự bất thường đó. Chỉ có bấy nhiêu thời gian trong ngày và không phải mọi thước đo đều quan trọng với tất cả mọi người.

- 44% những người trả lời đã viết là kết quả của Google Carousel được hiển thị trong các từ khóa trong ngành công nghiệp của họ. Với Carousel Results, 72% nói rằng thước đo thứ hạng dựa trên các kết quả sẽ là quan trọng hơn đối với họ trong năm 2014. Carousel mang đến sự trải nghiệm tuyệt vời cho người dùng và tăng thêm độ phức tạp để tối ưu và đo lường.

1 ​

Thứ hạng là phức tạp hơn

Chúng ta đều biết rằng thứ hạng không còn nằm trong danh sách 10 liêu kết màu xanh. Trên các thiết bị hoặc các địa điểm khác nhau thứ hạng sẽ khác nhau. Một kết quả có thể có nhiều liên kết, liên kết có thể được phục vụ trong một gói hoặc chúng có thể xuất hiện như hình ảnh trên Carousel.

Bảng xếp hạng những thương hiệu được quan tâm nhất vào năm 2014 là gì?

- 85% nói rằng thước đo thứ hạng trên các thiết bị di động như máy tính bảng, điện thoại thông minh sẽ nhiều hơn hoặc quan trọng nhiều hơn nữa trong năm 2014. Đây không phải là điều đáng ngạc nhiên, khi lượng truy cập từ các thiết bị di động chiếm 1/3 trong tổng số tất cả lượng truy cập web.

- 53% các chuyên gia của các thương hiệu nói rằng thước đo thứ hạng trên thị trường nội địa sẽ quan trọng hơn đối với họ trong năm 2014. Con số này có thể thay đổi nhưng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh trong việc tìm kiếm dựa trên địa điểm khác nhau theo từng loại hình kinh doanh.

- Phần lớn các thương hiệu cho rằng các công cụ tìm kiếm sẽ là quan trọng trong năm 2014, và họ có cách xử lý tốt về việc đo lường các biến bảng xếp hạng dựa trên công việc kinh doanh của họ.

2 ​

Thứ hạng và tác động kinh doanh

Thứ hạng chỉ là một thước đo phù phiếm trừ khi nó có thể được chuyển thành kết quả kinh doanh. Đó là lý do tại sao chúng ta đánh giá thành công dựa trên cấp độ trang hoặc nội dung - đây là hai khía cạnh rất quan trọng.

Nhưng các nhà tiếp thị cũng phải xác định việc xếp hạng ảnh hưởng đến năng suất trang và công việc của họ hướng tới việc cải thiện thứ hạng, không kể đến vị trí địa lý, thiết bị hoặc SERP trông ra sao.

Cick vào đây, nó sẽ cung cấp cho bạn sự hiểu biết tốt hơn về việc thứ hạng tác động như thế nào đến việc thực hiện và các dữ liệu từ Google Webmaster Tools cũng có thể giúp đánh giá tác động của thứ hạng. Sự phân mảnh người dùng cuối cũng có nghĩa là sự phân mảnh của các nguồn dữ liệu và điều quan trọng là để làm việc với các nhà cung cấp để họ có thể tích hợp dữ liệu từ nhiều nguồn.

Kết luận

Nói đến thứ hạng là nói đến trải nghiệm người dùng: kết quả của bạn cung cấp cho người dùng những điều họ muốn và liệu nội dung của bạn có thành công trong việc chuyển đổi chúng? Sự tập trung không ngừng vào các thước đo thứ hạng có thể làm cho chúng ta bị mù quáng trước những tín hiệu rõ ràng khác ngoài thứ hạng.

Các từ khóa, các thẻ và rich snippets liệu có thể hiện chính xác nội dung? Liệu nội dung có thể thực hiện được các mục tiêu đã đề ra? Nếu thứ hạng là ngưỡng cửa dẫn đến sự thành công SEO thì chuyển đổi chính là thành công cuối cùng.

Nguồn thegioiseo.com